Trong sinh hoạt hàng ngày, cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt mà còn gây cản trở chất lượng cuộc sống. Mắt cận khi làm việc nhiều sẽ dễ bị mỏi mệt, khó tránh khỏi tăng độ. Do đó, để ngăn ngừa độ cận tăng bạn cần biết cách chăm sóc mắt cận thị đúng cách. Học ngay 10 cách chăm sóc mắt cận để không tăng độ dưới đây từ chuyên gia.
Theo
như các nghiên cứu, tật cận thị thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính là do
di truyền hoặc lối sống. Để chăm sóc mắt cận thị, ngăn ngừa việc tăng độ cận bạn
có thể áp dụng 10 phương pháp dưới đây.
1. Sử dụng kính đúng cách hạn chế tăng độ cận
Cách
bảo vệ mắt cận đầu tiên bạn cần quan tâm là sử dụng kính đúng cách. Nếu bạn cận
thị nhẹ dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1-
2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Đồng
thời, việc đeo kính cần phải có sự tư vấn của chuyên gia và được đo khám cẩn thận.
Đeo kính không đúng độ sẽ làm mắt mỏi mệt, dễ gây tăng độ.
Ngoài
ra, khi không phải làm việc hoặc chỉ làm những việc đơn giản, bạn không nên đeo
kính mà nên để cho mắt được thư giãn. Nếu cứ đeo kính liên tục cả ngày, lâu dần
thành thói quen, mắt chúng ta sẽ phải lệ thuộc vào kính, dù là nhìn các vật ở cự
ly gần.
2. Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, cứ 30 – 45 phút nên để mắt nghỉ ngơi một lần khoảng 2-5 phút. Những lúc nghỉ ngơi, bạn nên nhắm mắt lại khoảng 10 giây, tránh nhìn vào màn hình tivi, máy tính, điện thoại, … có phát ra ánh sáng xanh có hại cho mắt là một trong những cách chăm sóc mắt cận tốt được các chuyên gia khuyên dùng.
Đồng
thời, bạn có thể đứng lên đi bộ 5 đến 10 phút, hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m
vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh lá sẽ giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với
các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng. Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng
của màu xanh lá cây tương đối trung tính nên hệ thống thần kinh, vỏ não và võng
mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.
3. Thường xuyên đeo kính chống nắng
Tia
cực tím có trong ánh sáng mặt trời khi tiếp xúc thường xuyên với mắt sẽ làm biến
đổi cấu trúc và tỷ lệ các thành phần các protein của thủy tinh thể, gây đục thủy
tinh thể. Ngoài thủy tinh thể ra, mi mắt, kết mạc, giác mạc và võng mạc cũng bị
ảnh hưởng.
Bên
cạnh tác dụng chống tia cực tím, việc thường xuyên đeo kính chống nắng khi ra
ngoài cũng giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình
di chuyển.
4. Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt
Thực
hiện các bài tập massage cho đôi mắt là cách bảo vệ mắt cận được các chuyên gia
khuyên dùng. Với các thao tác đơn giản sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi,
được thư giãn, đôi mắt khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, massage mắt còn giúp ngăn ngừa
tăng độ, nhìn đỡ “dại” hơn và không bị sụp mí .
Bạn
có thể thực hiện bài tập cho mắt cận bằng cách sau:
-
Động tác 1 – Thư giãn và làm dịu đôi mắt: Bạn xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để
làm ấm, sau đó áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt và giữ như vậy khoảng 10 giây, bạn
nên lặp lại động tác này 3 lần.
-
Động tác 2 – Làm giãn cơ mắt, chống mỏi mắt: Bạn xoa 2 lòng bàn tay để làm ấm
tương tự động tác 1, sau đó đảo mắt theo chiều kim đồng hồ rồi lại đảo ngược lại,
bạn nên lặp lại 36 vòng. Lưu ý: Nêu đảo chập rãi, không nên đảo quá nhanh.
-
Động tác 3 – Giúp máu lưu thông tốt hơn: Đặt tay lần ở 4 điểm xung quanh của mắt
(chân mày, đuôi mắt, bọng mắt và hốc mắt), ở mỗi điểm dừng lại và massage nhẹ
nhàng 5 giây, nên lặp lại khoảng 30 lần.
5. Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt cận
Theo
các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
cũng là cách chăm sóc mắt cận, giúp đôi mắt khỏe hơn và hạn chế tăng độ. Vì các
loại vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường thị lực, chống lại quá trình
oxy hóa. Tuy nhiên, bạn không được tùy tiện sử dụng vitamin mà không có sự chỉ
định của bác sĩ nhãn khoa .
Các
loại vitamin như A, C, E tốt cho mắt, có nhiều trong các loại thực phẩm như
lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, gấc, cà
chua, rau ngót, rau dền, đu đủ, các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi…
Kẽm:
Kẽm giúp máu lưu thông dễ dàng từ đó ngăn ngừa chứng khô, rát, mệt mỏi, khó chịu…
Kẽm có nhiều trong thịt bò, thị gà, sò, lòng đỏ trứng…
Ngoài
ra, bạn cần bổ sung crom trong thịt bò, gan động vật, đậu, nấm; thực phẩm giàu
canxi như tôm, sò, cua, cá biển, sữa, trứng…
Các
cách chăm sóc mắt bên ngoài cũng như các thực phẩm dinh dưỡng cho mắt là chưa đủ.
Nguyên lý chăm sóc mắt từ bên trong được xác định là phương pháp khoa học giúp
cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để bảo vệ tế bào thị giác, tế bào
biểu mô sắc tố võng mạc.
Các
nghiên cứu chuyên sâu về mắt, các nhà khoa học đã chỉ rõ các bệnh về mắt trong
đó có cận thị liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của Thioredoxin – một loại
protein phân tử nhỏ rất quan trọng với mắt. Thiếu hụt Thioredoxin sẽ khiến cấu
trúc, chức năng của võng mạc và thủy tinh thể bị thay đổi, rối loạn. Hậu quả là
thị lực suy giảm và gây ra các bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị
hay các bệnh lý nguy hiểm khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm…
Để
khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học khuyến cáo cần sớm cung cấp dưỡng chất
chuyên biệt có tác dụng thúc đẩy và gia tăng sản sinh Thioredoxin tự nhiên
trong cơ thể. Đây được xem là chìa khóa giúp nuôi dưỡng mắt và bảo toàn thị lực.
Các
nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có tác dụng tăng tổng
hợp Thioredoxin một cách hiệu quả. Broccophane vừa chăm sóc mắt tốt, hỗ trợ
phòng ngừa cận thị, hạn chế tình trạng tăng độ cận do giúp điều hòa khả năng điều
tiết của mắt, vừa bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc để duy trì thị lực, cải thiện
các triệu chứng khó chịu như khô, mỏi, đau, chảy nước mắt sống đồng thời hỗ trợ
phòng ngừa triệt để các bệnh lý dễ gây mù như đục thủy tinh thể, thoái hóa
hoàng điểm… giúp mắt sáng khỏe dài lâu.
6. Tạo thói quen bảo vệ mắt trong học tập và làm việc
Cách
bảo vệ mắt khi bị cận tốt nhất không thể bỏ qua việc tạo thói quen tốt cho mắt
trong học tập và làm việc. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến sách vở
là 30cm, giữ khoảng cách 50cm từ mắt đến máy tính khi làm việc. Tư thế ngồi thẳng
lưng, thoải mái, không ngồi bắt chéo chân, không cúi sát màn hình, sách vở,
cũng như không nằm trên giường hay sàn nhà khi đọc sách. Chỉ làm việc và học tập
ở những nơi đầy đủ ánh sáng để bảo vệ mắt và hạn chế tăng độ cận.
7. Tham gia các hoạt động ngoài trời
Tham
gia các hoạt động vui chơi ngoài trời là một trong những cách bảo vệ mắt cận được
các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng. Các tia UVB trong ánh sáng mặt trời có
tác dụng kích thích sự hoạt hóa của các tế bào nhất định trong mắt, với tác dụng
tích cực, giảm độ cận với những người bị cận thị, phòng tránh cận thị với những
người chưa mắt. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào trong ngày bạn cũng tiếp
xúc được với ánh nắng mặt trời, bạn chỉ nên cho mắt tiếp xúc với ánh nắng có lợi
(thời gian sáng sớm hoặc cuối giờ chiều).
8. Tránh thói quen dụi mắt
Thói
quen dụi mắt khi ngứa, khi mỏi hay có vật thể lạ lọt vào có thể giúp bạn giảm cảm
giác ngứa và khó chịu ngay lúc đó nhưng dụi mắt thường xuyên có thể dẫn đến trầy
xước, biến dạng giác mạc. Đặc biệt nhiều chuyên gia nhãn khoa cho biết, dụi mắt
có thể dẫn đến tổn thương thị lực, làm tăng độ cận và tăng nguy cơ mắc các bệnh
lý nguy hiểm về mắt.
9. Sử dụng kính áp tròng đúng cách
Nếu
bạn sử dụng kính áp tròng cận thị cần lưu ý sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ
và đặc biệt tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng. Vì việc sử
dụng kính áp tròng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại, có thể gây trầy xước,
viêm loét hay nhiễm trùng, gây ra bệnh lý biểu mô. Đặc biệt, những người bị cận
thị không những gây tổn thương mắt mà còn gây tăng độ cận khi lạm dụng kính áp
tròng thường xuyên.
10. Xây dựng thói quen khám mắt định kỳ
Mặc
dù đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, nhưng người Việt chúng ta lại chưa xây dựng
được thói quen khám mắt định kỳ, lơ là khi mắt gặp các triệu chứng như khô mắt,
mỏi mắt, nhìn mờ…
Không
chỉ có các triệu chứng rõ rệt, dễ nhận biết như đau rát, mỏi, chảy nước mắt… ảnh
hưởng đến mắt mà những dấu hiệu cận thị không gây đau như nhìn mờ, chói mắt khi
nhìn ánh sáng, nhìn sai màu, nhìn một thành hai hoặc nhìn hình biến dạng, méo
mó, nhìn mờ trung tâm của hình ảnh… mới thật sự đáng sợ. Bởi đây đều là đặc
trưng của bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và các bệnh lý võng mạc
nguy hiểm âm thầm tàn phá thị lực, nguy cơ gây mù cao, buộc phải can thiệp phẫu
thuật hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện chuyên biệt – vừa tốn kém chi
phí vừa phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao mà khả năng phục hồi rất hạn chế,
đôi khi không thể cải thiện. Điều đáng nói là rất ít người biết điều này.
Nguồn: NhaThuoc.net